1. Vì sao gan tổn thương khi dùng thuốc Tây?
Theo thống kê của Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ và nhóm nghiên cứu suy gan cấp tính, có tới 750 trên tổng số 1000 nhóm thuốc có khả năng gây tổn thương gan. Trong đó, chủ yếu là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh, thuốc điều trị cao huyết áp, tiểu đường, gout, mỡ máu…
Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc “vô tội vạ”, hễ cảm cúm, sổ mũi, đau đầu lại dùng kháng sinh, thuốc giảm đau. Chính nhận thức chưa đầy đủ về cách sử dụng và tác dụng phụ của thuốc đã vô tình khiến gan phải “gồng mình” chịu áp lực và “đổ bệnh”.
Cô Oanh (51 tuổi, Hưng Yên) bị tiểu đường đã 2 năm nay. Để ổn định chỉ số đường huyết, cô thường xuyên phải sử dụng thuốc Tây. Thời gian gần đây, cô thấy mệt mỏi, chán ăn, tay chân bị mẩn ngứa, nổi mề đay, đi xét nghiệm thì men gan cao gấp 5 lần ngưỡng bình thường. Bác sĩ cho biết, nguyên nhân có thể do cô dùng thuốc trị tiểu đường dài ngày nên gan bị tổn thương, suy giảm chức năng.
Theo các chuyên gia y tế, không chỉ tiểu đường, những người mắc các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hen, các bệnh về xương khớp… đều cần dùng thuốc trong thời gian dài.