1. Nồng độ cồn là gì?
Rượu và bia chính là “chân ái” trong những ngày lễ, Tết, cuộc giao lưu, gặp gỡ của người Việt. Tuy nhiên, đồ uống này được lên men từ tinh bột, nồng độ cồn cao, khả năng hấp thu vào máu và hơi thở nhanh.
Vậy nồng độ cồn là gì? Là chỉ số đo hàm lượng cồn trong đồ uống có cồn như bia, rượu. Độ cồn này sẽ được tính theo số mililit ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 độ C. Khi sử dụng bia rượu, dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ ethanol vào máu, chúng đi khắp cơ thể, trong đó có phổi và xuất hiện trong hơi thở. Vì vậy, cảnh sát giao thông thường tiến hành đo nồng độ cồn từ hơi thở là vậy.
2. Nồng độ cồn sau khi uống rượu, bia thường tồn tại trong hơi thở bao lâu?
Theo Nghị định 46 quy định về mức xử phạt nồng độ cồn đã có hiệu lực ngày 1/1/2020, tính đến nay đã có nhiều trường hợp bị xử phạt. Mức cao nhất với ô tô là 30 – 40 triệu đồng và giữ giấy phép lái xe 22-24 tháng. Với xe máy, mức phạt cao nhất là 6 – 8 triệu đồng, giữ giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Với mức xử phạt đó, nhiều nam giới lo lắng và đặt ra câu hỏi “nồng độ cồn trong hơi thở tồn tại bao lâu sau khi uống rượu, bia”.
Thực tế, cồn có thể tồn tại trong máu và hơi thở đến 24 giờ và sau 15 phút uống rượu, bia là có thể đo được. Máu hấp thụ đồ uống có cồn nhanh và lưu giữ lâu, đặc biệt là nếu bạn uống trong trạng thái bụng rỗng, nồng độ cồn cao, uống quá nhanh và nhiều.